image banner
Năm 2023 Tăng cường công tác quản lý đất đai - Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu - Thực hiện chuyển đổi số
Đình Tình Xuyên, xã Tiên Minh, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng.
Lượt xem: 49
Đình Tình Xuyên, xã Tiên Minh, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng - Di tích lịch sử Văn hóa cấp thành phố.

Làng Đông Ninh là một trong những làng cổ được khai lập từ lâu đời nay vẫn tồn tại cách ngày nay trên 2000 năm (lịch sử Đảng bộ xã Tiên Minh, tr 11,12,13,14,15). Theo truyền thống của người Việt cổ, xã Tiên Minh có 9 thôn, làng trong đó có làng Đông Ninh có Đình Tình Xuyên, Chùa, Miếu, từ sau ngày hình thành làng. Trải qua thời gian tồn tại của các dòng họ tộc sinh sống trong cộng đồng làng xã, Nhân dân nơi đây đã xây dựng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, nơi giáo dục truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Đình được thờ 4 vị tôn thần cho đến ngày hôm nay, ngôi Đình đã đi vào ký ức sâu sắc và là niềm tự hào của dân làng, là ngôi Đình được xây dựng và biết đến vào niên hiệu Tự Đức 6 (1853). Với việc đức Vua ban Sắc phong cho phép nhân dân Tình Xuyên, Tiên Minh thuộc huyện Bình Hà, phủ Nam Sách, chấn Hải Dương phụng thờ Bản cảnh Thành Hoàng. ở Trang Tình Xuyên, huyện Tiên Minh, phủ Nam Sách, đạo Hải Dương (thời cổ gọi là Hồng Châu)Trải qua thời gian thăng chầm của lịch sử hình thành ngôi Đình làng phải chịu sự tàn phá của 2 cuộc chiến tranh, và thiên tai, bão gió ngôi Đình được nhân dân trong làng góp công, góp của xây dựng lại trên nền đất cũ, vật liệu bằng tre, tường vôi vữa. Đến năm 2017 để nghi nhớ công lao to lớn của 4 vị Thành Hoàng làng với lòng hảo tâm của nhân dân và con cháu xã quê, ngôi Đình đã được trùng tu phục dựng lại để cho con dân cháu làng và nhân dân quanh vùng đến phụng thờ và chiêm bái. Ngôi Đình xây dựng bao gồm 5 gian tiền đường, 3 gian hậu cung, cột cái to, trạm trổ hoa văn, tứ linh tinh xảo. Mái đình lợp ngói ta, nóc đình lưỡng long chầu nguyệt, đao tầu réo góc. Tường xây bằng gạch bát tràng, bậc hiên bằng đá phiến. Trong đình có nhiều bia ký bằng đá, hoành phi, câu đối, linh sa hiệu long sơn son thiếp vàng và các đồ thờ có giá trị... Sân Đình có bồn hoa, cây cảnh và các cây như cây Đại tạo bóng mát sân Đình. 

          Đình Tình Xuyên, làng Đông Ninh thờ bốn vị thần hoàng là Huy Thân Trinh Thục Công Chúa, húy là Huy; Ả Láng Phương Viên Công Chúa, húy là Ả; Đoan Dung Thục Diệu Công Chúa, húy là Đoan; thời bà Trưng (năm 40 – 43) Lý Xoa Kỳ Bản bộ linh ứng Đại vương, húy là Xoa; thời tiền Lê (840-1009). Cả bốn vị đều nói thời vận trời đất thấy tiếng quân cất binh đánh Tống Bình Chiêm, lại qua đây lập đồn trú lại cầu cho các ngài nguyện đồng lòng phù trợ để giúp tướng công lập công cứu nước nói xong các ngài biến mất một lúc sau tỉnh dậy tướng công họ Lý báo mộng trợ giúp. Sau khi dẹp yên quân giặc Lý Xoa Kỳ tâu với vua rằng: “Kẻ hạ thần đánh đuổi được giặc cũng là nhờ ba vị thần linh ứng trợ mà nên. Vua ra chiếu phong tước cho các vị trong đó” (Gia phong). Công lao của các vị được lưu truyền từ đời này qua đời khác

       - Một vị tước phong: Trung thần chính thục hiển linh công chúa 

       - Một vị tước phong Ả Chiêu Phương viên hiển linh công chúa

       - Một vị tước phong Đoan Dung Thục Diệu hiển linh công chúa

    Ba vị công chúa Huy Thân Chinh Thục, Ả Láng Phương Viên và Đoan Dung Thục Diệu là tướng của triều Trưng Nữ Vương, có công đánh giặc Đông Hán giúp nước, đến triều Lê Đại Hành âm phù giúp vua đánh giặc tống thắng lợi 

         Lại tặng phong Mỹ Tự Trung cho ba vị trên là: Diệu Quang, Thê Tinh, Thuận Hòa, Chinh Thục phu nhân tôn thần. Ban sắc chỉ cho trang Đông Ninh sửa sang miếu điện, thờ cúng trong cả nước, đời đời tế lế dân trang đã lập miếu phụng thờ để ghi nhớ công lao của các vị với đôi câu đối lưu truyền đến nay ca ngợi công đức của các ngài “Vạn cổ lưu danh thùy bất hủ. Thiên thu hương hỏa vĩnh lưu phương”.Vị Xoa Kỳ Bản Lộ Đại Vương là danh tướng thời vua Lê Đại Hành có công đánh giặc Tống giúp đất nước và nhân dân. Với công lao của các vị thần, trải qua các tiết được vua ban sắc phong cho phép nhân dân Đông Ninh thờ phụng hương khói lâu dàì.

          Đình có nhiều Bia Đá, Long Xa, Kiệu Lọng, Câu Đối, Đại Tự ..vv. Đặc biệt sân Đình có hai cây cổ thụ, uốn lượn như hai con rồng chầu vào Đình, một kiệt tác tự nhiên vô cùng độc đáo. nhân dân quanh vùng nói đến Đình Tình Xuyên là nói đến hai cây đại cổ thụ này.

          Song ngôi Đình đã bị giặc pháp thiêu huỷ và tàn phá huỷ và tàn phá vì ngôi Đình này là địa điểm chỉ huy của bộ đội đã đánh chúng thất bại nặng nề ở ngay cánh đồng cửa Đình.

         Ngôi Đình hiện nay là do dân làng xây dựng lại trên nền đất cũ vào năm 1998, bằng gỗ bạch đàn, hoành rui bằn tre gồm 5 gian tiền đường và 02 gian hậu cung, lợp ngói ta, tường gạch, vôi vữa. Đến năm 2017 với lòng hảo tâm của con dân cháu làng và con em xa quê ngôi Đình được xây dựng trên nền đất cũ và phục dựng theo nét xưa.

         Đình làng Tình Xuyên – làng Đông Ninh 2 còn được sử dụng làm trường hương sư dạy quốc ngữ trong thời phong kiến và sau cách mạng tháng Tám đến trước lúc địch chiếm đóng Tiên Lãng.

        Trong thời gian tiền khởi nghĩa là địa điểm tuyên truyền cách mạng của Việt Minh cho dân chúng trong vùng.

         Đêm 18 rạng 19 tháng 5 năm 1945, cờ đỏ sao vàng đã được treo ở cây đa sân  Đình. Sau đó là nơi hội họp của các đoàn thể cứu quốc thôn; Nơi sinh hoạt văn hoá đời sống mới, dạy bình dân, quyên góp ủng hộ kháng chiến và luyện tập của tự vệ..vv.

           Một số đảng viên người làng cũng được tổ chức kết nạp tại đây. Năm 1947 dân làng đã đục phá toang hoang tường Đình để "Tiêu huỷ kháng chiến. Đình Tình Xuyên trong kháng chiến chống Pháp chứng kiến nhiều trận đánh và hoạt động cách mạng nơi đây.

Ngày  09/12/2020 UBND thành phố Hải Phòng ban hành Quyết định số 3740 Xếp hạng di tích lịch sử thành phố đối với Đình Tình Xuyên, thôn  Đông Ninh 2 , xã Tiên Minh.

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Tin mới